Thị trường chứng khoán quý III/2025:
bongdaso net
Trong bối cảnh thị trường toàn cầu tiếp tục chao đảo bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và bongdaso net sách thuế mới từ Mỹ, thị trường chứng khoán (TTCK) quý II/2025 đứng trước nhiều ẩn số. Dù tác động chưa phản ánh rõ rệt vào kết quả kinh doanh, theo ông Lê Tự Quốc Hưng - Trưởng phòng cao cấp Trung tâm phân tích, Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt - những ảnh hưởng dài hạn là khó tránh khỏi khi trật tự kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tái định hình sâu sắc. Trong bối cảnh này, tinh thần “dĩ bất biến ứng vạn biến” – giữ vững kỷ luật đầu tư và linh hoạt thích nghi – được xem là chiến lược chủ đạo giúp nhà đầu tư cân bằng giữa rủi ro và cơ hội.
Phóng viên:Trước những biến chuyển nhanh của môi trường đầu tư toàn cầu, đặc biệt là căng thẳng thương mại và chính sách thuế mới từ Mỹ, ông nhận định đâu là những yếu tố ảnh hưởng rõ nét nhất đến triển vọng đầu tư tại Việt Nam?
Ông Lê Tự Quốc Hưng:Quý II/2025 mở ra giữa làn sóng bất định lớn, đặc biệt là từ việc Mỹ gia tăng thuế quan – yếu tố đang tạo thêm nhiều lớp rủi ro lên triển vọng kinh tế và cơ hội đầu tư toàn cầu, nhất là với các quốc gia có độ mở cao như Việt Nam.

Nhà đầu tư trên TTCK đang đối mặt với nhiều bất định xoay quanh tác động tiềm tàng của chính sách thuế quan của Mỹ đối với tăng trưởng toàn cầu. Mối quan tâm “Việt Nam sẽ đạt được thỏa thuận thuế quan như thế nào?” sẽ khiến thị trường tiếp tục giằng co một cách thận trọng, ít nhất cho đến khi có kết quả rõ ràng từ vòng đàm phán.
Là nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế – đặc biệt là xuất khẩu sang Mỹ và nhập khẩu từ Trung Quốc – Việt Nam dễ bị tổn thương bởi những cú sốc thuế quan toàn cầu. Điều này sẽ gây áp lực lên tăng trưởng trong nửa sau năm 2025. Dù con số thuế cuối cùng vẫn còn nhiều ẩn số, khả năng đàm phán kéo dài là rất cao. Trong ngắn hạn, các tác động tiêu cực sẽ lan tỏa từ thương mại sang đầu tư, tiêu dùng, và tạo thách thức trong điều hành chính sách tiền tệ.
Về chính sách tiền tệ, hiện tại yếu tố thuế quan chưa tạo áp lực lớn. Tuy nhiên, nếu mức thuế tăng mạnh, cán cân thương mại có thể thay đổi nhanh chóng, gây áp lực lên tỷ giá và dòng vốn, từ đó thu hẹp dư địa điều hành chính sách tiền tệ – đặc biệt là trong việc duy trì thanh khoản dồi dào và lãi suất thấp như hiện nay.
Phóng viên: ông đánh giá thế nào về triển vọng thị trường chứng khoán hiện nay?
Ông Lê Tự Quốc Hưng:Đối với TTCK, sự kiện hệ thống KRX đi vào hoạt động đầu tháng 5 – sau 15 năm chuẩn bị – là một bước tiến quan trọng. Đây không chỉ là dấu mốc kỹ thuật, mà còn là nền tảng chiến lược nâng cấp hạ tầng thị trường, tiến gần hơn tới các tiêu chuẩn quốc tế và mục tiêu nâng hạng trong năm 2025.
Về triển vọng kinh doanh quý II/2025, chúng tôi nhận định rằng tác động của chính sách thuế quan đến lợi nhuận năm 2025 là chưa lớn. Dựa trên mô hình cập nhật kết quả kinh doanh quý I, giả định tăng trưởng doanh thu và biên lợi nhuận theo từng ngành – đặc biệt với sự dẫn dắt của nhóm bất động sản, ngân hàng và công nghệ – lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ các doanh nghiệp trên sàn HOSE trong quý II được ước tính tăng khoảng 14% so với cùng kỳ.
Mức tăng này được hỗ trợ bởi nền so sánh thấp của quý II/2024, môi trường lãi suất thuận lợi, chính sách tài khóa mở rộng và tâm lý tiêu dùng cải thiện. Trong đó, nhóm bất động sản được kỳ vọng là nhân tố chính tạo đột phá, nhờ mức nền thấp và sự phục hồi rõ nét. Ngược lại, nhóm phi tài chính và ngân hàng có thể ghi nhận tăng trưởng chậm lại do niềm tin tiêu dùng và sản xuất chưa phục hồi mạnh, trong khi NIM tiếp tục chịu áp lực.
Lũy kế EPS 4 quý gần nhất (tính đến quý I/2025) ước đạt 103,7 đồng/cổ phiếu (+18,5% YoY). Trong bối cảnh rủi ro gia tăng, mức P/E của VNIndex thường dao động từ 10,0x – 13,3x, tương ứng vùng điểm số 1.037 điểm – 1.379 điểm.
Phóng viên: Đàm phán thuế quan giữa Việt Nam và Mỹ có thể diễn ra theo những kịch bản nào? Vậy đâu là chiến lược đầu tư phù hợp trong ngắn và trung hạn, thưa ông?
Ông Lê Tự Quốc Hưng:Việt Nam hiện có độ mở thương mại lớn với cả Mỹ và Trung Quốc. Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung không còn đơn thuần là mâu thuẫn ngắn hạn, mà đang chuyển sang cuộc đua định hình trật tự kinh tế toàn cầu, điều này càng làm cho đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ trở nên phức tạp. Chúng tôi xây dựng một số kịch bản chính như sau:
- Thuế giữ ở mức 10% (tạm thời): Bất định kéo dài, tiếp tục ảnh hưởng tiêu dùng và đầu tư.
- Thỏa thuận thuế ở mức 10%: Kịch bản lý tưởng, nhưng khó đạt được trong ngắn hạn.
- Thỏa thuận ở mức 20–25% (kịch bản cơ sở): Có khả năng cao nếu hai bên đạt được điểm cân bằng.
- Thuế 46%: Là kịch bản cực đoan, ít khả năng xảy ra do thiệt hại lớn cho cả hai phía.
Về dài hạn, Việt Nam đang từng bước tái cơ cấu tăng trưởng, trong đó dư địa cải thiện sẽ đến từ: (1) Cải cách thể chế, đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng – con người – công nghệ để nâng cao năng suất, (2) Mở rộng thị trường xuất khẩu ngoài Mỹ, tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết từ năm 2016 đến nay.
Trong ngắn và trung hạn, khi kết quả đàm phán thuế quan vẫn chưa ngã ngũ, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên duy trì chiến lược phòng thủ. Mặc dù có thể xuất hiện một số cơ hội nhờ vào sự thích nghi nhanh của doanh nghiệp và chính sách điều hành, nhưng rủi ro từ bất định chính sách thương mại toàn cầu - đặc biệt là quan hệ Việt - Mỹ - vẫn là yếu tố chi phối.
Về định giá, thị trường hiện đang ở mức hấp dẫn để tích lũy cổ phiếu cho mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, chiến lược phân bổ danh mục theo hướng thận trọng và linh hoạt là cần thiết. Việc “nhận diện rủi ro” từ sớm và sẵn sàng giải ngân trong các nhịp điều chỉnh có thể là cơ hội. Khi đó, việc tăng tỷ trọng vào các cổ phiếu có mức sinh lời điều chỉnh theo rủi ro (risk-adjusted return) hấp dẫn sẽ giúp nâng cao hiệu quả danh mục trong dài hạn (tham khảo thêm danh mục khuyến nghị ở phần phụ lục).
Trong ngắn hạn, thị trường vẫn có thể thuận lợi giao dịch nhờ kết quả kinh doanh khả quan và thanh khoản dồi dào. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý rủi ro từ những kết quả bất ngờ trong đàm phán thuế quan. Việc tăng cường sức mua một cách chọn lọc, hoặc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro (ví dụ như hợp đồng tương lai) có thể được cân nhắc vào thời điểm trước các sự kiện quan trọng nhằm giảm thiểu tổn thất không mong muốn.
Phóng viên: Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!