Thị trường bongdaso tintuc Việt Nam:

bongdaso tintuc?

Khánh Hạ

Sau cú sốc đầu tháng 4 từ căng thẳng thương mại với Mỹ, thị trường bongdaso tintuc (TTCK) Việt Nam đang dần lấy lại thăng bằng. Nhưng sự đảo chiều ngoạn mục này liệu đã phản ánh kỳ vọng thực chất, hay chỉ là phản xạ ngắn hạn trước những tin tức trấn an? Câu hỏi không dễ trả lời, nhất là trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư còn nhạy cảm, dòng tiền vẫn phân hóa và các yếu tố hỗ trợ chưa thực sự bền vững.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sau cơn mưa trời sẽ sáng

Tháng 4 vừa qua, VN-Index đã ghi nhận mức suy giảm đáng kể 5,9% sau khi Mỹ bất ngờ áp thuế đối ứng lên tới 46% đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Cùng thời điểm, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang cũng khiến nhà đầu tư toàn cầu trở nên thận trọng hơn.

Theo ông Đinh Quang Hinh - Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường tại Công ty chúng khoán VNDIRECT, mức giảm 5,9% của VN-Index là mạnh hơn hẳn so với các thị trường cận biên khác (MXFM). Tuy nhiên, Việt Nam không phải là ngoại lệ trong bức tranh suy giảm diện rộng của các TTCK toàn cầu trong tháng 4, khi Mỹ đồng loạt áp thuế lên nhiều đối tác lớn như Trung Quốc (145%), châu Âu (20%), Ấn Độ (26%), Nhật Bản (24%) và Hàn Quốc (25%). Một số thị trường như Hàn Quốc và Indonesia đã phục hồi nhẹ, chủ yếu nhờ yếu tố định giá thấp và kỳ vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung.

Dù chịu áp lực lớn, thị trường Việt Nam đã nhận được một số yếu tố hỗ trợ quan trọng vào cuối tháng 4. Trong đó, nổi bật là việc Mỹ tạm dừng áp dụng mức thuế mới trong 90 ngày và cam kết tiếp tục đối thoại. Bên cạnh đó, FTSE Russell giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi thứ cấp, GDP quý I/2025 tăng 6,93% - mức cao nhất trong 5 năm - và cuộc đối thoại trực tuyến với Bộ Thương mại Hoa Kỳ được đánh giá tích cực.

Nhờ những yếu tố trên, chỉ số VN-Index đã phục hồi phần nào, trở lại vùng 1.200 - 1.230 điểm, thiết lập trạng thái cân bằng tạm thời, dù vẫn thấp hơn khoảng 8% so với trước thời điểm công bố thuế đối ứng.Về thanh khoản, thị trường có tín hiệu cải thiện rõ rệt. Tổng giá trị giao dịch bình quân ba sàn đạt 26,6 nghìn tỷ đồng (~858,8 triệu USD), tăng 17,1% so với tháng 3. Tuy nhiên, khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng mạnh – tổng cộng 39,1 nghìn tỷ đồng (~1,5 tỷ USD) từ đầu năm, riêng tháng 4 là 13,2 nghìn tỷ đồng, cao nhất kể từ tháng 6/2024.

Thị trường tháng 5: Nhiều động lực mới

Bước sang tháng 5, TTCK Việt Nam đón nhận nhiều tín hiệu tích cực. Đến ngày 5/5, đã có 961 doanh nghiệp niêm yết công bố kết quả kinh doanh quý I/2025, với lợi nhuận ròng toàn thị trường tăng 22,6% so với cùng kỳ. Các ngành điện và bất động sản tiếp tục ghi nhận tăng trưởng, trong khi dầu khí chịu áp lực từ giá dầu giảm, dẫn đến lợi nhuận suy giảm tới 63,8%.

Đáng chú ý, hệ thống giao dịch mới KRX đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 5/5, mở đường cho các sản phẩm mới như T+0, bán khống có kiểm soát, chứng quyền có bảo đảm – những yếu tố then chốt để Việt Nam được nâng hạng. Mặt khác, các tổ chức như FTSE Russell và MSSI gần đây cũng có đánh giá tích cực về khả năng nâng hạng trong tương lai gần.

Mặt bằng lãi suất tiếp tục được duy trì ở mức thấp, tỷ giá linh hoạt và thanh khoản hệ thống ổn định là các yếu tố đang hỗ trợ cho dòng tiền đầu tư. Bên cạnh đó, định giá thị trường hiện rất hấp dẫn - với P/E toàn thị trường dao động dưới 12 lần, tương đương vùng đáy của các giai đoạn khủng hoảng trước đây. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư tổ chức và cá nhân quay lại “săn hàng giá rẻ”, nhất là với các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt nhưng bị bán tháo do tâm lý ngắn hạn.

Báo cáo cập nhật triển vọng TTCK tháng 5 của SSI Research cho biết, dữ liệu 10 năm gần nhất cho thấy thị trường có tỷ lệ tăng điểm lên đến 70% trong tháng này, phản ánh tâm lý tích cực thường thấy. Trong khi đó, Công ty chứng khoán Mirae Asset nhận định, VN-Index sẽ tiếp tục đà phục hồi trong tháng 5. Tâm lý thị trường được kỳ vọng sẽ trở nên tích cực khi thị trường bước vào giai đoạn ổn định hơn, với các quốc gia bắt đầu tham gia đàm phán thuế quan, qua đó có thể làm giảm tần suất các thông tin khó lường từ phía Hoa Kỳ.

Thị trường đang giai đoạn phục hồi, mức độ phục hồi tốt hơn trước thông tin đàm phán thuế ban đầu với Mỹ.Tuy nhiên, theo ông Đinh Quang Hinh, TTCK vẫn cần thêm thời gian để kiểm chứng độ bền của nhịp hồi phục. Do đó, chiến lược hợp lý hiện tại là duy trì tỷ trọng cổ phiếu và tiền mặt cân đối, tránh trạng thái “tất tay”. Nhà đầu tư nên ưu tiên các ngành ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Mỹ như công nghệ thông tin, đầu tư công, tiêu dùng nội địa, và nên phân bổ một phần danh mục vào tài sản cố định để phòng ngừa rủi ro vĩ mô.

TTCK Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường - giữa một bên là kỳ vọng cải thiện môi trường bên ngoài, và bên kia là áp lực thực tế từ những rủi ro chưa được kiểm soát. Dù cơ hội đang hiện diện, nhưng để chuyển hóa thành xu hướng bền vững, thị trường cần thêm thời gian - và hơn hết, cần các nhà đầu tư đủ kiên nhẫn, tỉnh táo và điềm tĩnh để nhìn qua những làn sóng ngắn hạn.