Tham vọng chiếm lĩnh thị trường bongdaso com tv của các ngân hàng

Hương Dịu

Với việc các ngân hàng đã, đang và sẽ thành lập, sở hữu hoặc góp vốn tại các công ty bongdaso com tv, thị phần thị trường bongdaso com tv có thể được “chia lại” cho những ngân hàng có tiềm lực và thế mạnh.

Thị trường bongdaso com tv tại Việt Nam được nhận định còn nhiều dư địa để phát triển. Ảnh: Internet
Thị trường bongdaso com tv tại Việt Nam được nhận định còn nhiều dư địa để phát triển. Ảnh: Internet

Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ khách hàng

Mới đây, Bộ Tài chính đã cấp Giấy phép thành lập và hoạt độngcho Công ty Cổ phần Bảo hiểm nhân thọ Kỹ thương (TCLife), với vốn điều lệ 1.300 tỷ đồng.

Ngành nghề kinh doanh của TCLife là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Theo công bố tại Phương án góp vốn, mua cổ phần để thành lập TCLife của Techcombank vào tháng 3/2025, Techcombank sẽ tham gia góp vốn 1.040 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ sở hữu cổ phần là 80%. Cổ đông lớn còn lại là Tập đoàn Vingroup.

Với tiềm lực của 2 cổ đông lớn như vậy, TCLife không chỉ có tài chính vững chắc mà còn sở hữu hệ sinh thái đa dạng từ bất động sản, bán lẻ, du lịch đến y tế và giáo dục, tạo nền tảng quan trọng để phát triển kênh phân phối bảo hiểm.

Trước đó, vào tháng 10/2024, Techcombank cũng thành lập Công ty Cổ phần Bảo hiểm Phi nhân thọ Techcom (TCGIns).TCGIns cung cấp các sản phẩm như bảo hiểm tài sản; bảo hiểm các lĩnh vực hàng hóa vận chuyển, hàng không, xe cơ giới và các loại nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe...

Không chỉ Techcombank, tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025 tổ chức ngày 22/7/2025, Ban Lãnh đạo PGBank cũng đã đưa ra kế hoạch góp vốn hoặc mua cổ phần tại doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đa dạng hóa nguồn thu và tăng cường kết nối dịch vụ trong hệ sinh tháikhách hàng.

Cũng trong năm nay, VPBank đang dự kiến thành lập công ty con về bảo hiểm nhân thọ với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Tỷ lệ tham gia của VPBank và các bên liên quan tối đa 100%.

Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông vào cuối tháng 4/2025, đại diện lãnh đạo VPBank cho hay, ngân hàng muốn phát triển trở thành tập đoàn tài chính. VPBank đã có FE Credit, OPES, VPBankS và muốn bổ sung thêm công ty bảo hiểm nhân thọ và công ty quản lý quỹ.

Theo các chuyên gia, việc các ngân hàng tham gia thành lập và sở hữu các công ty bảo hiểm không chỉ mở rộng hoạt động kinh doanh, mà còn tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm tài chính toàn diện cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư cá nhân công bố kết quả kinh doanh 6 tháng năm 2025, ông Phùng Quang Hưng – Phó Tổng Giám đốc Techcombank cho hay, việc TCLife đi vào hoạt đồng sẽ bổ sung “mảnh ghép” quan trọng trong chiến lược phát triển hệ sinh thái của ngân hàng, đồng thời sẽ tạo động lực tăng trưởng và mang lại nguồn thu mạnh mẽ và bền vững cho ngân hàng.

Theo ông Hưng, tỷ lệ doanh thu bảo hiểm nhân thọ trên GDP của Việt Nam còn ở mức thấp khi chỉ đạt 1,2% so với mức 5-10% của nhiều quốc gia trong khu vực. Điều này tạo nhiều dư địa cho thị trường bảo hiểm nhân thọ, nên đại diện Techcombank kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm nhân thọ sẽ gấp 3,5 lần trong 5-10 năm tới.

Tương tự, đại diện VPBank cũng nêu,bảo hiểm nhân thọ là mảnh ghép không thể thiếu với một tập đoàn tài chính, là mảng mà khách hàng có sự gắn bó, tương tác lâu dài và giúp ngân hàng được chủ động hơn. Bởi khi hợp tác phân phối bảo hiểm, ngân hàng không nắm được mô hình kinh doanh và bị thiếu chủ động trong lựa chọn khách hàng, chăm sóc khách hàng.

Thị trường khởi sắc, pháp lý rõ ràng hơn

Vấn đề trên cũng đã được minh chứng trên thực tế thị trường bảo hiểm thời gian qua,nhất là sau cuộc “khủng hoảng” của ngành Bảo hiểm vào năm 2023-2024, cùng những quy định mới tại Luật Kinh doanh bảo hiểm hạn chế hơn hoạt động của loại hình bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng.

Báo cáo tài chính quý của không ít ngân hàng cho thấy, nguồn thu ngoài lãi từ kinh doanh bảo hiểm đã sụt giảm hoặc chỉ có mức tăng trưởng nhẹ, so với đà tăng mạnh của những năm trước đây.

Nhưng những tín hiệu gần đây trên thị trường đã cho thấy, định hướng của các ngân hàng là có cơ sở.Theo thông tin từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2025, thị trường bảo hiểm có nhiều khởi sắc, cho thấy niềm tin của người tiêu dùng với bảo hiểm nhân thọ đã quay trở lại.

Cụ thể, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ toàn thị trường ước đạt hơn 72.094 tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó phí khai thác mới đạt 13.048 tỷ đồng, tăng 8,6%. Số lượng hợp đồng đang có hiệu lực cũng đạt mức 11,7 triệu hợp đồng, tăng 1,06% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, theo quy định tại Nghị định số 46/2023/NĐ-CP và Thông tư số 67/2023/TT-BTC về hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm, kể từ ngày 1/7/2025, các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ được chuẩn hóa về cấu trúc đã mang lại lợi ích rõ ràng cho khách hàng, đồng thời mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp.

Ông Ngô Trung Dũng - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng, đây là cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm rà soát lại toàn bộ danh mục, thiết kế những sản phẩm tinh gọn, dễ hiểu và tập trung vào giá trị bảo vệ thiết thực; cũng như nâng cao chất lượng tư vấn, đẩy mạnh số hóa và mở rộng mạng lưới.

Nhiều ngân hàng lớn tại Việt Nam cũng đã và đang sở hữu cổ phần chi phối tại các công ty bảo hiểm.

Agribank đang là 1 trong 3 cổ đông lớn sở hữu hơn 52% cổ phần tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC); MB sở hữu 68,37% cổ phần của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC).

Tương tự, BIDV cũng đang là cổ đông lớn tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC), đồng thời BIDV cũng chung vốn với liên doanh để thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ BIDV MetLife. VietinBank cũng đưa vốn thành lập Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm VietinBank (VBI)…