Làn sóng rút lui kỷ lục trên các sàn bongdaso dữ liệu điện tử

Thanh Hằng

Theo báo cáo từ nền tảng dữ liệu Metric.vn, hơn 80.000 gian hàng đã rút khỏi các sàn bongdaso dữ liệu điện tử, một mức giảm kỷ lục. So với 6 tháng cuối năm 2024, số lượng shop rút lui tăng thêm 55.000, cho thấy môi trường kinh doanh trực tuyến đang trở nên khắt khe hơn bao giờ hết.

Trái ngược với đà rút lui của các nhà bán lẻ, tổng doanh thu toàn ngành thương mại điện tử trong nửa đầu năm vẫn tăng trưởng ấn tượng, đạt 202.300 tỷ đồng, tăng 41,52% so với cùng kỳ năm trước.

Mua sắm trực tuyến hiện nay không chỉ là xu hướng mà còn là động lực then chốt thúc đẩy tăng trưởng của ngành bán lẻ hiện đại.
Mua sắm trực tuyến hiện nay không chỉ là xu hướng mà còn là động lực then chốt thúc đẩy tăng trưởng của ngành bán lẻ hiện đại.

Đặc biệt, các tháng 4, 5 và 6 lần lượt ghi nhận mức tăng mạnh mẽ 32,03%, 44,54% và 46,49%.Điều này chứng minh sức mua online vẫn tiếp tục tăng, bất chấp bối cảnh kinh tế nhiều biến động. Mua sắm trực tuyến hiện nay không chỉ là xu hướng mà còn là động lực then chốt thúc đẩy tăng trưởng của ngành bán lẻ hiện đại.

Về thị phần giữa các sàn thương mại điện tử, Shopee tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với 58% doanh thu toàn Ngành, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của sàn này chỉ đạt 16%, thấp hơn nhiều so với mức 63% của năm trước. Trong khi đó, TikTok Shop gây bất ngờ với mức tăng trưởng lên tới 69%, đưa thị phần từ 29% lên 39%.

Ngược lại, Lazada và Tiki tiếp tục mất phong độ khi lần lượt sụt giảm 48% và 63% doanh thu, khiến cả hai ngày càng tụt lại phía sau trong cuộc đua thương mại điện tử đang ngày một cạnh tranh gay gắt. Sự sụt giảm số lượng shop có đơn hàng phát sinh cho thấy thương mại điện tử Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn sàng lọc nghiêm ngặt.

Theo Metric.vn, chỉ những nhà bán có chiến lược dài hạn, năng lực vận hành tốt và nền tảng tài chính ổn định mới có thể tiếp tục tồn tại. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng shop thực sự hoạt động hiệu quả đã giảm hơn 80.000. Đây là tín hiệu rõ ràng rằng sân chơi thương mại điện tử không còn dành cho các cá nhân thiếu chuyên môn hay nhà bán nhỏ lẻ thiếu vốn.

Song song với sự rút lui của các nhà bán nội địa, hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt từ Trung Quốc đang chiếm lĩnh các phân khúc phổ thông trên các sàn như Shopee. Với mức giá trung bình chỉ 45.625 đồng/sản phẩm, nhóm sản phẩm này đang tạo sức ép lớn lên các thương hiệu trong nước nhờ giá thành thấp và mẫu mã phong phú.

Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sản phẩm vừa túi tiền, dẫn tới thay đổi trong cơ cấu doanh thu theo phân khúc: nhóm hàng từ 100.000 - 200.000 đồng tăng từ 24,2% lên 26,3%; nhóm từ 200.000 - 350.000 đồng cũng tăng nhẹ. Ngược lại, phân khúc cao cấp trên 1 triệu đồng giảm sức hút, chỉ còn chiếm 15,1% thị phần.

Dự báo cho quý III/2025, Metric.vn cho biết doanh thu thương mại điện tử có thể đạt 122.800 tỷ đồng, tăng 21,6% so với quý trước. Các chiến dịch bán hàng lớn trong các dịp lễ như 8/8, 9/9, Trung thu và mùa tựu trường được kỳ vọng sẽ là những cú hích lớn cho thị trường. Các ngành hàng tiềm năng như giáo dục, thực phẩm, quà tặng sẽ có cơ hội bứt phá nhờ chính sách ưu đãi và chiến dịch quảng bá mạnh từ các sàn thương mại điện tử trong thời gian tới.

Để đáp ứng kỳ vọng tăng trưởng, các sàn thương mại điện tử được dự báo sẽ tăng cường đầu tư vào hệ thống logistics, cải thiện trải nghiệm người dùng và hỗ trợ nhà bán hàng hiệu quả hơn.

Các giải pháp như miễn phí vận chuyển, công cụ phân tích hành vi tiêu dùng, livestream bán hàng và tối ưu nhóm hàng thiết yếu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho người bán trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.