Chuyển đổi tư duy và chiến lược xuất bongdaso nét để thích nghi với sân chơi thương mại toàn cầu mới
Chiến lược xuất bongdaso nét không thể chỉ trông chờ vào một thị trường lớn mà cần đa dạng hóa thị trường và danh mục sản phẩm. Điều này buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển mình từ tư duy thị trường đến phương thức sản xuất để trụ vững trong một sân chơi thương mại toàn cầu mới ngày càng khắt khe.

Xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào thị trường Mỹ
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 13,0%; nhập khẩu tăng 18,6%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,79 tỷ USD.
Riêng trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 37,45 tỷ USD, giảm 2,8% so với tháng trước và tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 140,34 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, xét về thị trường, trong 4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 43,4 tỷ USD, cho thấy tính phụ thuộc khá lớn của xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường này.
Tái cấu trúc để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường Mỹ đang trở thành điểm nóng khi hàng loạt mặt hàng chủ lực phải đối mặt với mức thuế tăng cao, thì sự phụ thuộc ngày càng sâu sắc vào thị trường này phản ánh cả tiềm năng và những rủi ro lớn mà nền kinh tế Việt Nam cần hết sức lưu ý trong giai đoạn tới.
Bởi trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ, nhiều nhóm hàng chủ lực của Việt Nam đạt giá trị cao, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước như dệt may, gỗ, điện tử. Sự phụ thuộc sâu vào thị trường Hoa Kỳ trong các ngành có tính gia công cao này lại càng khiến nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương khi gặp biến động chính sách từ phía Mỹ.
Đặc biệt, với việc Mỹ thực thi chính sách thuế đối ứng, PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng - Giảng viên cao cấp, Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, là một trong số các quốc gia nằm trong danh sách bị áp thuế này, Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động không mong đợi. Theo đó, giá hàng hóa xuất vào Mỹ sẽ tăng mạnh, ước tính có thể tăng lên tới 1,5 lần nếu mức thuế bị áp đến mức cao nhất là 46%. Từ đó, sẽ khó cạnh tranh với những mặt hàng tương tự từ các quốc gia chịu mức thuế thấp hơn.
Hệ quả là một số đối tác Mỹ có thể ngừng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như thép, gỗ, hàng dệt may, thủy sản, thiết bị điện tử, và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác khó khăn hơn trong việc gia nhập thị trường này. Trong khi đó, dư địa để giảm giá cũng không còn nhiều. Vì vậy, hàng hóa Việt Nam có thể dư thừa, dẫn đến doanh nghiệp Việt Nam phải thu hẹp quy mô xuất khẩu, thu hẹp quy mô sản xuất, chuyển hướng thị trường, tăng cường đầu tư bán hàng trong nước và các thị trường quốc tế khác. Thậm chí có một số doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào thị trường Mỹ, không có khả năng chống chịu có thể phải đóng dừng sản xuất kinh doanh.
Do đó, cùng với việc các cơ quan Chính phủ triển khai các phương án đàm phán để có thể có kết quả thương thảo tốt nhất với Mỹ nhằm giảm mức thuế, thì theo PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng, về phần mình, các doanh nghiệp cần khẩn trương xây dựng chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm bớt sự phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường đơn lẻ và kết nối các chuỗi giá trị khác.
“Thay vì dành tỷ trọng quá lớn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, có thể cân nhắc mở rộng sang các khu vực khác chẳng hạn như Halal, châu Âu, Ấn Độ – những thị trường mà chúng ta vẫn chưa khai thác nhiều, tăng cường kết nối vào chuỗi giá trị của các đối tác khó tính thông qua việc nâng cao chất lượng, tuân thủ các tiêu chuẩn của nước đối tác. Đây cần được xem là một cơ hội lớn mà nếu chúng ta vượt qua được thì sẽ thành công.”, PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng khuyến nghị.
Tái cơ cấu chuỗi cung ứng
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, PGS. TS. Ngô Trí Long cho rằng chiến lược xuất khẩu không thể chỉ trông chờ vào thị trường Mỹ mà cần đa dạng hóa thị trường và danh mục sản phẩm, từng bước giảm tính phụ thuộc, đồng thời khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTPP… Tái cấu trúc danh mục hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao hàm lượng công nghệ, giảm tỷ trọng các mặt hàng thô hoặc gia công. Việc đầu tư vào lĩnh vực như thiết bị điện tử, sản phẩm công nghệ cao, chế biến sâu nông sản... sẽ giúp nâng vị thế hàng Việt trên bản đồ thương mại toàn cầu.
Bên cạnh đó, một yếu tố không kém phần quan trong là cần tái cơ cấu chuỗi cung ứng và xác thực xuất xứ để tăng khả năng chủ động chuỗi cung ứng. Theo PGS. TS. Ngô Trí Long, nhìn vào bức tranh ngành Công nghiệp chế biến hiện tại, tỷ lệ nội địa hóa ước tính mới chỉ đạt khoảng 35-40%, còn cách khá xa so với mục tiêu đặt ra đến năm 2030 là đạt hơn 60%. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay là cần có lộ trình rõ ràng để doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nội địa, phát triển công nghiệp hỗ trợ và thiết lập các cụm liên kết ngành.
Đồng thời, đẩy nhanh thực hiện chuẩn hóa hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuẩn quốc tế, tích hợp công nghệ số nhằm tăng tính minh bạch và đáp ứng quy định khắt khe từ các thị trường phát triển. Chuyển đổi số và quản trị minh bạch, số hóa quy trình sản xuất, chứng từ và kiểm định không chỉ giúp nâng cao hiệu quả vận hành mà còn là công cụ để đáp ứng các tiêu chuẩn Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG).
Cùng với đó, PGS. TS. Ngô Trí Long cũng khuyến nghị cần xây dựng thương hiệu quốc gia và thương hiệu riêng. Việc xây dựng thương hiệu “Made by Vietnam” thay vì chỉ là “Made in Vietnam” sẽ giúp hàng hóa Việt Nam định vị được giá trị riêng, nâng cao quyền định giá và sự tin cậy từ thị trường quốc tế. Đồng thời, việc mở rộng hợp tác với các hiệp hội tiêu chuẩn quốc tế sẽ tạo bàn đạp để doanh nghiệp tiếp cận các yêu cầu khắt khe, mở rộng thị trường và nâng tầm sản phẩm, từ đó gia tăng giá trị thương hiệu hàng hóa Việt trong xuất khẩu.