Thị trường bongdaso tin tức thọ: Vượt khó phục hồi, hướng tới phát triển bền vững
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, thị trường bongdaso tin tức thọ Việt Nam đang dần cho thấy những dấu hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, để đạt lại tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%, ngành Bảo hiểm cần tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn nhằm khơi thông tiềm năng và hướng đến phát triển bền vững trong dài hạn.

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp về các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ trong năm 2025 do Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tổ chức ngày 8/5.
Tín hiệu phục hồi rõ rệt trong năm 2024–2025
Theo đại diện Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, thời gian qua, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức khi niềm tin của khách hàng và cộng đồng xã hội bị suy giảm nghiêm trọng. Trước tình hình đó, cả cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã đồng loạt triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ thị trường phục hồi và phát triển lành mạnh.
Dựa trên các quy định mới của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, cơ quan quản lý tập trung vào việc tăng cường tính công khai, minh bạch của sản phẩm và hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp siết chặt quy trình tư vấn và cung cấp sản phẩm, đặc biệt là đối với các hợp đồng có thời hạn dài và cấu trúc phức tạp như sản phẩm liên kết đầu tư. Ngoài ra, chất lượng hoạt động của đại lý bảo hiểm cũng được quản lý chặt chẽ hơn, đi kèm với các quy định mới về quản trị tài chính và quản trị rủi ro.
Về phía doanh nghiệp, các đơn vị bảo hiểm nhân thọ đã tăng cường tính tuân thủ pháp luật, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng kênh phân phối, đào tạo đội ngũ tư vấn viên, cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh.
Nhờ những nỗ lực đồng bộ từ cả hai phía, thị trường bảo hiểm nhân thọ bắt đầu cho thấy dấu hiệu khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng âm trong năm 2024 đã chậm lại đáng kể và đến 4 tháng đầu năm 2025, thị trường ghi nhận mức tăng trưởng dương khoảng 2,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy niềm tin của người tiêu dùng đang từng bước được khôi phục, đồng thời khẳng định hiệu quả của các biện pháp quản lý và điều chỉnh chính sách thời gian qua.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững và lấy lại đà tăng trưởng hai con số như giai đoạn trước khủng hoảng, vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua. Các tồn tại và hạn chế trong khung khổ chính sách, hoạt động tổ chức, chất lượng phân phối, cũng như sự phát triển của sản phẩm vẫn cần tiếp tục được rà soát, điều chỉnh nhằm thích ứng với bối cảnh mới.
Đối thoại thẳng thắn, đồng hành vì mục tiêu phát triển
Với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nhằm trao đổi thẳng thắn, thực chất về các vấn đề đang đặt ra đối với thị trường. Đại diện các doanh nghiệp (bao gồm Tổng giám đốc và người đại diện pháp luật) đã chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh cũng như đưa ra các kiến nghị, giải pháp thực tiễn, tập trung vào ba nhóm nội dung trọng tâm: phát triển sản phẩm, quản lý tài chính và xây dựng mô hình vốn dựa trên rủi ro, quản lý – phát triển kênh phân phối.
Về phía cơ quan quản lý, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm không chỉ giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp mà còn chia sẻ định hướng chính sách trong thời gian tới. Lãnh đạo Cục ghi nhận nhiều đề xuất có tính thực tiễn cao từ doanh nghiệp, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các cơ chế đối thoại đa chiều, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, hỗ trợ môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong bối cảnh Đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới với mục tiêu tăng trưởng GDP tối thiểu 8% trong năm 2025 và hướng đến tốc độ hai con số trong 5–10 năm tới, từng doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng và thị trường bảo hiểm nói chung – với vai trò là một trong ba trụ cột của hệ thống tài chính quốc gia – cần có sự chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ là một chủ thể kinh doanh mà còn là "lá chắn tài chính" góp phần bảo vệ sự ổn định và an sinh xã hội.