Sửa bongdaso wap Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, hướng đến chuyển đổi xanh

Trần Huyền

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xây dựng nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức từ quy định xanh của châu Âu; xây dựng các công cụ tài bongdaso wap, cơ chế ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các dự án về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Dự thảo Luật này cũng hướng đến thực hiện các cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26).

Quang cảnh phiên họp chiều 5/5.
Quang cảnh phiên họp chiều 5/5.

Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, chiều 5/5, Quốc hội ngheTờ trình và Báo cáo thẩm tra dự ánLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trình bày tóm tắt tờ trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết,Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quảsau 15 năm triển khai đã bộc lộ một số bất cập cần phải rà soát để sửa đổi, bổ sung.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động sử dụng năng lượng và ứng phó với các thách thức mới liên quan đến Chính sách Xanh như: thuế phát thải các bon (Emissions Trading System-ETS), CBAM, dấu vết cacbon… từ thị trường xuất khẩu. Thêm nữa, việc huy động các nguồn lực cho chuyển đổi công nghiệp xanh, bền vững, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng, tài nguyên tại Việt Nam còn thiếu và yếu, không đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số dựa trên nền tảng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ Điện toán đám mây (Icloud) hay công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang tác động một cách toàn diện lên quá trình quản lý sản xuất, thay đổi mô hình kinh doanh đem lại tiềm năng lớn trong việc sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, nguyên vật liệu trong sản xuất và kinh doanh. Luật sửa đổi cũng cần thiết phải tạo ra hành lang để thúc đẩy các quá trình chuyển đổi phù hợp với trình độ công nghệ mới.

Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Vì vậy, cùng với việc chuyển đổi mạnh mẽ cơ bản nguồn năng lượng hợp lý theo hướng giảm thiểu nguồn năng lượng có nguồn gốc hóa thạch, tăng mạnh nguồn năng lượng tái tạo, Việt Nam cần phải xem xét sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo hướng tăng cường các quy định, chế tài mang tính bắt buộc thay vì khuyến khích thực thi các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

Theo Bộ trưởng, dự án Luật sửa đổi, bổ sung 21 khoản thuộc 19 Điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ban hành năm 2010.

Dự thảo phân cấp thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với nội dung ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; Phân cấp thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ cho Bộ quản lý chuyên ngành trong nội dung ban hành danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện. Đồng thời,bãi bỏ nội dung Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm.

Về cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng cho hay, Luật hiện hành bao gồm 04 thủ tục hành chính. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung sẽ thực hiện cắt giảm 02 thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng và cấp chứng chỉ kiểm toán năng lượng, giữ nguyên 02 thủ tục cấp chứng chỉ người quản lý năng lượng và chứng nhận phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng.

Quy định rõ về Quỹthúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật,Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy bày tỏ thống nhất quan điểm, mục tiêu, phạm vi sửa đổi dự thảo Luật.

Về các quy định liên quan đến cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm,Ủy ban cho rằng, các quy định này cơ bản phù hợp. Uỷ ban đề nghị nghiên cứu, bổ sung cơ chế cập nhật Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; quy định trách nhiệm xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ sử dụng năng lượng của cơ sở sản xuất; nghiên cứu ban hành bộ chỉ số kỹ thuật theo ngành nghề và tích hợp với chỉ số cường độ năng lượng vào hệ thống chỉ tiêu quốc gia; làm rõ cơ sở quy định các biện pháp quản lý đối với cơ sở kinh doanh kiểm toán năng lượng, việc đáp ứng yêu cầu về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ pháp luật.

Về quy định về Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có ý kiếncho rằng, việc thành lập Quỹ cần tiếp tục nghiên cứu và phải được đánh giá thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng. Cần nghiên cứu sử dụng Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; Luật Ngân sách nhà nước, Bộ luật Dân sự đã có quy định về các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, quỹ xã hội; không nên quy định về Quỹ này trong dự thảo Luật.

Ý kiến thứ hai tán thành với quy định nêu trên nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW; góp phần thực hiện các cam kết khi tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) và dựa trên tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản thống nhất với quan điểm thứ hai này, tuy nhiên cần nghiên cứu quy định rõ ràng, cụ thể và phù hợp hơn, nhất là quy định về thành lập, quản lý, mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế tài chính và sử dụng Quỹ.