Hoàn thiện bongdaso kèo nhà cái sách Luật Thương mại điện tử: Làm rõ trách nhiệm chống thất thu thuế
Việc hoàn thiện bongdaso kèo nhà cái sách Luật Thương mại điện tử được cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất theo hướng quy định rõ quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến hoạt động thương mại điện tử, nhất là trách nhiệm chống thất thu thuế.
Nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú vừa chủ trì họp Hội đồng thẩm định chính sách Luật Thương mại điện tử.
Tại cuộc họp, bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử (Bộ Công Thương) - cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo tóm tắt dự thảo Tờ trình.
Theo đó, mục đích xây dựng chính sách nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về thương mại điện tử theo hướng khuyến khích sáng tạo trong xây dựng và thực thi quy định, bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; tạo động lực cho cạnh tranh và phát triển sáng tạo của doanh nghiệp…

Qua đánh giá thực tiễn thi hành, xác định các nội dung cần bổ sung, hoàn thiện để hoạch định chính sách về thương mại điện tử, Bộ Công Thương xác định 5 chính sách lớn gồm: Chính sách 1: Xử lý khoảng trống về các khái niệm trong quy định của pháp luật hiện hành; Chính sách 2: Quy định rõ quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến hoạt động thương mại điện tử, nhất là trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chống thất bongdaso kèo nhà cái bongdaso kèo nhà cáiế; Chính sách 3: Thể chế hóa và khuyến khích phát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử, cũng như trách nhiệm của các chủ thể liên quan; Chính sách 4: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về giao kết hợp đồng và chứng thực hợp đồng điện tử; Chính sách 5: Khuyến khích thương mại điện tử phát triển bền vững.
Liên quan đến Chính sách 2, theo Bộ Công Thương, trên cơ sở thống nhất các khái niệm về nền tảng số, nền tảng số trung gian, chính sách này sẽ tập trung quy định làm rõ mô hình hoạt động thương mại điện tử trên các nền tảng đặc thù như: mạng xã hội, hoạt động livestream bán hàng, các nền tàng thương mại điện tử xuyên biên giới và các nền tảng đa dịch vụ khác. Nhóm chính sách này sẽ quy định về quyền và trách nhiệm của các bên tham gia mô hình hoạt động thương mại điện tử, trách nhiệm với người tiêu dùng và trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về báo cáo tình hình kinh doanh, hay gỡ bỏ thông tin hàng hóa, dịch vụ trong công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thương mại điện tử.
Đặc biệt, một nội dung cần thiết và cấp bách trong chính sách này là yêu cầu chủ các nền tảng số trung gian phải thực hiện việc xác thực danh tính của người bán, đảm bảo sự đồng bộ với các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quy định trên nhằm tăng cường tính minh bạch, giúp người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước có thể truy xuất thông tin người bán trong trường hợp xảy ra phản ánh hoặc khiếu nại, đồng thời hạn chế các hành vi gian lận thương mại như: lừa đảo, bán hàng giả, hàng nhái hoặc cung cấp thông tin không chính xác. Mặt khác, quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, mà còn nâng cao trách nhiệm của người bán, đồng thời hỗ trợ hiệu quả công tác giám sát, quản lý và xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước.
Cần tăng cường hậu kiểm
“Cần bổ sung chính sách để bảo đảm bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới; cắt giảm các thủ tục hành chính, tăng cường hậu kiểm.”, ông Phạm Văn Hùng - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra đề xuất tại cuộc họp.
Theo ông Phạm Đình Thưởng - Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, cần tăng cường quản lý nhà nước đối với các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử. Tăng cường quản lý để đảm bảo hai mục tiêu: bongdaso kèo nhà cái bongdaso kèo nhà cáiế và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cũng cần lưu tâm tới hai yếu tố: thông tin quảng cáo và hàng giả, hàng nhái vi phạm sở hữu trí tuệ, bởi đang có khoảng trống giữa bán hàng và quảng cáo…
Ông còn kiến nghị cần bổ sung vấn đề cải cách thủ tục hành chính, có chính sách để khuyến khích xuất khẩu thông qua hoạt động thương mại điện tử, trong đó nghiên cứu để đưa ra chính sách cho các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam.

Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú đề nghị, cần bổ sung thêm nội dung về Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Phải thể hiện được các chính sách này nhằm phát triển, thúc đẩy thương mại điện tử nói riêng, trong đó có kinh tế tư nhân nói chung.
“Rà soát thêm vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh, cũng như sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là vấn đề cắt giảm thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền...”, ông Tú lưu ý.