Đa dạng hóa thị trường nâng cao hiệu quả hoạt động bongdaso tintuc
Đa dạng hóa thị trường, tận dụng hiệu quả các thị trường bongdaso tintuc hiện có, ưu đãi từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và tiếp tục khai thác các thị trường mới tiềm năng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bongdaso tintuc.

Cán cân thương mại tiếp tục thặng dư ở mức hợp lý
Số liệu của Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 4, tổng kim ngạchxuất nhập khẩuhàng hóa của Việt Nam đạt 74,32 tỷ USD, giảm nhẹ 1,4% so với tháng trước, song tăng mạnh 21,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả phản ánh sự hồi phục tích cực và bền vững của hoạt động thương mại quốc tế, trong bối cảnh nhiều thị trường lớn có dấu hiệu tăng trưởng trở lại.
Đáng chú ý, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh thương mại. Riêng trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu đạt 37,45 tỷ USD, giảm 2,8% so với tháng 3, chủ yếu do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giảm 6%.
Tuy nhiên, khu vực kinh tế trong nước lại đạt mức tăng trưởng ấn tượng 5,2%, đạt 11,66 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 19,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng vượt trội 25,7%, còn khu vực FDI tăng 17,2%.
Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 140,34 tỷ USD, tăng 13%. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đóng góp 40,74 tỷ USD, tăng 18,1% và chiếm 29% tổng kim ngạch; khu vực FDI đạt 99,6 tỷ USD, tăng 11%, chiếm tới 71%.
Đáng chú ý, đã có 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó 7 mặt hàng vượt mốc 5 tỷ USD, phản ánh cơ cấu xuất khẩu đang ngày càng tập trung vào những ngành hàng chủ lực, có hàm lượng giá trị cao.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2025 đạt 36,87 tỷ USD, gần như tương đương tháng 3 (36,88 tỷ USD). Khu vực kinh tế trong nước tăng nhẹ 3,6%, đạt 14,48 tỷ USD, trong khi khu vực FDI giảm 2,2%, còn 22,39 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2024, nhập khẩu tháng Tư tăng mạnh 22,9%, với khu vực trong nước tăng 26% và khu vực FDI tăng 21%.
Tính trong 4 tháng đầu năm, tổngkim ngạch nhập khẩu đạt 136,55 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập 51,26 tỷ USD (tăng 21,1%), khu vực FDI nhập 85,29 tỷ USD (tăng 17,1%). Có 25 mặt hàng đạt trị giá nhập khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 2 mặt hàng vượt mốc 5 tỷ USD, cho thấy mức độ phục hồi rõ nét của nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Về cơ cấu hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất tiếp tục chiếm ưu thế tuyệt đối với tổng kim ngạch 128,17 tỷ USD, chiếm 93,9% tổng nhập khẩu. Trong đó, nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 50,6%; nhóm nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 43,3%. Nhóm vật phẩm tiêu dùng đạt 8,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khiêm tốn 6,1%, phù hợp với xu hướng ưu tiên nhập khẩu phục vụ sản xuất hơn là tiêu dùng. Cán cân thương mại tiếp tục duy trì thặng dư, nhưng đã thu hẹp so với cùng kỳ năm trước.
Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ Công Thương xác định nhiệm vụ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, sản phẩm và chuỗi cung ứng là một trong những trọng tâm xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành, đặc biệt trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động phức tạp. Theo đó, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng nhằm thúc đẩy xuất khẩu và phát triển thị trường, như: Chỉ thị về một số giải pháp phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu và quản lý nhập khẩu năm 2025; các văn bản khuyến cáo doanh nghiệp tăng cường kiểm soát nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu; điều hành xuất khẩu gạo phù hợp với yêu cầu thị trường và đảm bảo cân đối cung - cầu trong nước.
Cùng với đó, thông qua hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, Bộ Công Thương hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, mở rộng thị phần tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc - vốn là các thị trường yêu cầu tiêu chuẩn cao, song cũng có sức mua lớn và tiềm năng tăng trưởng ổn định, kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu.
Nhằm mở rộng không gian hợp tác thương mại, Bộ Công Thương đã tích cực rà soát, nghiên cứu và tham mưu Chính phủ thúc đẩy đàm phán, ký kết thêm các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mới, đặc biệt với các đối tác tiềm năng. Việc đa dạng hóa này nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống, tăng cường tính chống chịu của hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh rủi ro thương mại toàn cầu gia tăng.
Đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tăng cường xây dựng và kết nối các chuỗi cung ứng mới, đặc biệt là trong các ngành hàng có tiềm năng như dệt may, da giày, điện tử, nông sản chế biến. Qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp từng bước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu…