bongdaso kèo nhà cái khoá: Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Bài 2: Mở rộng – Kéo dài – Hướng trúng: bongdaso kèo nhà cái đi vào chiều sâu
Không dừng lại ở “giai đoạn khẩn cấp”, các chính sách miễn, giảm thuế, phí và lệ phí đang được mở rộng đối tượng, kéo dài thời gian áp dụng và điều chỉnh phù hợp hơn với đặc điểm từng ngành, từng nhóm dân cư. Từ “điểm tựa vượt khó”, bongdaso kèo nhà cái đang trở thành lực đẩy phát triển thực chất, hướng đến tăng trưởng hai con số trở lên.
Linh hoạt, mở rộng và đi vào trọng tâm
Bước sang năm 2025, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế toàn cầu dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, Bộ Tài chính đã thể hiện tinh thần chủ động, quyết liệt khi nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền nhiều giải pháp hỗ trợ thiết thực về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, bắt đầu triển khai ngay từ những ngày đầu năm. Không chỉ là phản ứng với khó khăn hiện hữu, các chính sách lần này còn thể hiện tư duy mở về tầm nhìn, phạm vi hỗ trợ và độ bao phủ đối tượng.
Trọng tâm đầu tiên là chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT). Theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 của Quốc hội, mức giảm 2% thuế suất GTGT tiếp tục được áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế suất 10% trong 6 tháng đầu năm 2025.
Tuy chính sách thuế này đã được triển khai từ năm 2023, nhưng việc duy trì và đề xuất mở rộng áp dụng tiếp cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 cho thấy sự linh hoạt và tầm nhìn dài hạn trong điều hành tài khóa. Chính sách này không chỉ giảm chi phí tiêu dùng cho người dân mà còn tạo dư địa tài chính giúp doanh nghiệp hạ giá thành, mở rộng sản xuất, qua đó góp phần kiểm soát lạm phát và kích thích tăng trưởng tiêu dùng nội địa.
Tiếp nối chuỗi chính sách hỗ trợ chi phí đầu vào, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tiếp tục được giảm trong năm 2025 theo Nghị quyết số 60/2024/UBTVQH15. Trong bối cảnh giá xăng dầu có thể biến động theo địa chính trị thế giới, chính sách này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi đây là nhóm hàng hóa có tác động lan tỏa tới chi phí vận chuyển, sản xuất và đời sống người dân. Việc duy trì mức thuế thấp đối với nhiên liệu là biện pháp gián tiếp nhưng hiệu quả trong việc kìm giữ mặt bằng giá và giảm áp lực lạm phát chi phí đẩy.
Về mặt chính sách nhập khẩu, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP, trong đó có nội dung điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu với nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi – đầu vào quan trọng trong ngành Nông nghiệp. Đây là hành động phản ứng nhanh, phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất trong nước, khi giá thức ăn chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm nông nghiệp. Nhờ đó, người nông dân có thể giảm chi phí, ổn định sản xuất trong bối cảnh giá đầu ra còn bấp bênh.
Bên cạnh thuế, chính sách giảm phí và lệ phí cũng tiếp tục được thực hiện đồng bộ. Theo Thông tư số 63/2023/TT-BTC, mức giảm từ 10% đến 50% phí và lệ phí được duy trì đến hết năm 2025. Các khoản phí này trải rộng ở nhiều lĩnh vực như cấp phép xây dựng, hộ tịch, y tế, tài nguyên môi trường, đăng ký doanh nghiệp… giúp giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến – một bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính và chuyển đổi số quốc gia.
Tư duy mở và tầm nhìn dài hạn
Cùng với việc triển khai các chính sách đã ban hành, Bộ Tài chính còn đang phối hợp với các bộ, ngành để khẩn trương nghiên cứu, trình Chính phủ và Quốc hội ban hành thêm nhiều giải pháp mới. Trong đó, có thể kể đến các đề xuất mang tính dài hạn và bao trùm, như: Tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030; tiếp tục giảm thuế GTGT trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026; sửa đổi Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi; gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; cũng như chính sách giảm tiền thuê đất cho năm 2025.
Điểm đáng chú ý ở các chính sách bổ sung này không chỉ nằm ở nội dung cụ thể mà còn thể hiện rõ định hướng "mở" trong thiết kế chính sách. Mở về thời gian – khi không dừng lại ở chính sách ngắn hạn mà kéo dài đến tận 2030 (như thuế đất nông nghiệp); mở về đối tượng – khi bao phủ từ người dân có thu nhập thấp, người nông dân, doanh nghiệp nhỏ đến cả doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu; mở cả về cách tiếp cận – khi không chỉ hỗ trợ trực tiếp tài chính mà còn gián tiếp qua cải cách thủ tục, giảm gánh nặng hành chính.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, những chính sách bổ sung mà Bộ Tài chính đang triển khai thể hiện một chiến lược hỗ trợ toàn diện, linh hoạt và dài hạn, không chỉ tập trung vào giải quyết khó khăn trước mắt mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Đơn cử như việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030, giảm thuế GTGT trong giai đoạn 2025-2026, và các biện pháp giãn thuế cho doanh nghiệp, người dân là minh chứng rõ nét cho cam kết của Chính phủ trong việc hỗ trợ các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế, đặc biệt là người dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong bối cảnh kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, sự chủ động, linh hoạt và kịp thời trong chính sách tài khóa là một trụ cột quan trọng để bảo đảm ổn định vĩ mô. Hệ thống giải pháp mà Bộ Tài chính đang triển khai và chuẩn bị trình ban hành không chỉ giúp giảm bớt khó khăn trước mắt mà còn tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững trong trung và dài hạn. Điều này càng trở nên cấp thiết khi Việt Nam đang hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tạo nền tảng tăng trưởng hai con số gắn với nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế trong thời kỳ mới.